Ray Dalio là ai? Hôm nay, chúng ta cùng tiếp tục với hành trình khám phá chuỗi câu chuyện của những huyền thoại đầu tư trong lĩnh vực tài chính. Và nhân vật chính của bài viết này là Ray Dalio, nhà sáng lập Bridgewater Associates, một quỹ đầu cơ hàng đầu thế giới, quỹ tư nhân chủ chốt đứng thứ 5 trong top doanh nghiệp Mỹ theo tạp chí Fortune ngay từ những ngày đầu trong căn hộ hai phòng ngủ tại NYC và phát triển nó hơn 47 năm.

Ray Dalio là ai?

Chân dung Ray Dalio

Chân dung Ray Dalio

Ray Dalio là người tạo ra và đồng thời là cố vấn CIO của Bridgewater, một doanh nghiệp đầu tư vĩ mô và quỹ phòng hộ hàng đầu thế giới. Với những đổi mới trong đầu tư của ông, đã tạo ra một sự thay đổi trong cách tổ chức thế giới đến gần hơn với đầu tư. Nhờ vào đó, Ray Dalio đã đạt được rất nhiều thành tựu trong đời. Trải qua nhiều giai đoạn, ông là cố vấn kinh tế vĩ mô tài ba giúp ích được rất nhiều nhà hoạch định chính sách trên toàn thế giới.

Lối suy nghĩ của ông đã ảnh hưởng đến các chính sách kinh tế vĩ mô trên toàn thế giới. Tạp chí nổi tiếng TIME đã vinh danh ông là một trong “100 người có ảnh hưởng nhất trên thế giới”. Hiện tại, Ray Dalio vẫn là nhà đầu tư và nhà cố vấn cho Bridgewater, nắm vị trí trong hội đồng quản trị.

Bên cạnh đó, ông cũng xuất bản sách và là tác giả bán chạy số 1 của tờ New York Times với “Các nguyên tắc”: Cuộc sống và công việc, các nguyên tắc đối phó với trật tự thế giới đang thay đổi và các nguyên tắc điều hướng các cuộc khủng hoảng nợ lớn.

Cuộc đời của Ray Dalio

Ray Dalio sinh vào ngày 1 tháng 8 năm 1949 tại khu phố Jackson Heights của Queens, New York. Tên đầy đủ của ông là Raymond Thomas Dalio và lớn lên ở khu phố trung lưu tại Long Island.

Ray Dalio bắt đầu với một tuổi thơ bình dị và chẳng ai nghĩ rằng lớn lên ông sẽ trở thành một nhà đầu tư đẳng cấp. Năm 12 tuổi, ông đang là một caddie tại một sân gôn trong khu phố. Lúc đó, thị trường đang trong giai đoạn sôi động, chứng khoán là một topic hấp dẫn trong các cuộc trò chuyện của khóa học.

Sau đó, Ray đã để dành một số tiền và dùng nó để mua những mã cổ phiếu đầu tiên. Ông chọn cổ phiếu của hãng hàng không Northeast Airlines, đây cũng là doanh nghiệp duy nhất mà ông biết. Lúc này, mức giá cho một cổ phiếu là 5$.

Ray Dalio bắt đầu đầu tư với những mã cổ phiếu của Northeast Airlines

Ray Dalio bắt đầu đầu tư với những mã cổ phiếu của Northeast Airlines

Tuy rằng sau đó ông có đề cập rằng đây không phải là tiền đề vững mạnh để chọn ra một khoản đầu tư, nhưng giá trị cổ phiếu ông mua lại tăng gấp 3 do được mua lại. Sự may mắn đầu tiên này lại chính là tiền đề để có được một huyền thoại đầu tư Ray Dalio ngày hôm nay.

Lúc còn là học sinh trung học, ông đã có hứng thú với thị trường tài chính, do đó mà ông không mấy để tâm đến việc học hành. Không mấy ngạc nhiên khi ông nhận điểm trung bình C lúc đó và đủ để ông theo học tại CW Post College của Đại học Long Island địa phương dưới cơ sở tập sự.

Tuy nhiên, giáo dục lúc này lại có liên quan đến tài chính, Ray Dalio mới thực sự tập trung vào việc học và điều này giúp ông trở thành học sinh xuất sắc. Năm 1971, ông tốt nghiệp với thứ hạng đứng đầu lớp. Năm 1973, ông nhận được bằng MBA của trường Kinh doanh Harvard.

Trong khoảng thời điểm đi học Đại học, Ray Dalio được giới thiệu về Thiền Siêu Việt, một phương pháp được ông đánh giá nắm giữ chìa khóa thành công của cuộc đời mình.

Sau khi kết thúc việc học tại Harvard, ông làm việc cho một doanh nghiệp là Shearson Hayden Stone ở phố Wall. Tại đây, ông tiếp xúc với các hợp đồng tương lai hàng hóa nông nghiệp, cung cấp sự hỗ trợ cho những người chăn nuôi gia súc, cụ thể là hướng dẫn họ cách phòng tránh rủi ro trong việc kinh doanh.

Giao thừa năm 1974, một cuộc ẩu đả do say rượu khiến Ray Dalio động tay chân với người giám sát của mình. Sau khi kết thúc hợp đồng làm việc tại Shearson, Ray đã thuyết phục khách hàng nông nghiệp của mình thuê ông về làm cố vấn. Sau đó, ông sáng lập ra Bridgewater Associates, một trong những quỹ đầu cơ hàng đầu thế giới sau này.

Trong suốt quá trình phát triển của Bridgewater, Ray Dalio vừa là giám đốc điều hành, giám đốc đầu tư (CIO) và chủ tịch của quỹ. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, ông đã rời khỏi chức vụ của mình và chuyển trách nhiệm cho các đồng nghiệp, đối tác của ông.

Bridgewater - Một trong các quỹ phòng hộ lớn nhất

Bridgewater – Một trong các quỹ phòng hộ lớn nhất

Những nguyên tắc đầu tư của Ray Dalio

Sau khi tìm hiểu Ray Dalio là ai, chắc hẳn các bạn rất tò mò liệu bí quyết nào đã dẫn đến sự thành công của ông trong quá trình đầu tư. Các nguyên tắc từ sự nghiệp đầy bất ổn nhưng lại rất thú vị đã cổ vũ cho Ray trên con đường sự nghiệp của mình. Ông đã viết ra những nguyên tắc hiệu quả trong cuốn sách nổi tiếng “Principles: Work and life”. Đây sẽ là một người bạn truyền động lực, một nguồn cảm hứng, lòng gan dạ cho những ai đang trong những tình huống bất lợi, bị thị trường đè bẹp.

Nguyên tắc 1: Nỗi đau + Nhìn lại = Tiến bộ

Như đã đề cập bên trên, Ray Dalio sáng lập công ty riêng tên là Bridgewater Associates và ông đã đầu tư từ lúc còn rất nhỏ và mọi thứ đều suôn sẻ. Tuy nhiên, vào giai đoạn bước sang tuổi ba mươi, ông lại mắc một sai lầm lớn khi đưa ra quyết định, hậu quả là tất cả mọi thứ đã biến mất chỉ trong 1 đêm. Trong cuốn sách “Principles: Work and life”, ông nói rằng:

Những sai lầm đã giúp Ray Dalio có những kinh nghiệm quý báu

Những sai lầm đã giúp Ray Dalio có những kinh nghiệm quý báu

“Trải nghiệm của tôi ở thời điểm này giống như dùng gậy bóng chày đánh liên tiếp vào đầu. Quá sai lầm – mà còn là sai lầm công khai – làm cho tôi cảm thấy khiêm tốn và tôi phải trả giá bằng tất cả những thứ tôi đã tạo dựng ở Bridgewater”.

Trong sự nghiệp của bất kỳ tổ chức hay cá nhân nào cũng sẽ có lúc mắc phải những sai lầm chết người.

Có thể nói, trong sự nghiệp của bất cứ doanh nghiệp hay cá nhân nào, đôi lúc cũng mắc phải sai lầm đáng tiếc. Tuy nhiên, không đồng nghĩa với việc bạn được phép bỏ qua những sai lầm ngu ngốc và tiếp tục bước đi. Điều quan trọng chính là có thể bước tiếp và không vấp phải những sai lầm trong quá khứ. Điều này tương tự với việc bạn tận dụng cơ hội mà thị trường ban cho để học hỏi và phát triển hơn.

Khi một doanh nghiệp gặp phải các vấn đề như suy thoái nghiêm trọng, quan trọng nhất chính là người đi đầu và nhóm làm việc phải có những thay đổi thông minh, kỹ lưỡng để tránh đi vào vết xe đổ trong những lần kế tiếp.

Khi Ray Dalio nhìn lại quá khứ không mấy màu hồng của mình, ông đã nhận ra sai lầm xuất phát từ chính mình và nó giúp ông biết được rằng mọi thứ có thể tạo ra nhưng cũng có thể bị phá hủy. Và bởi những quyết định không khôn ngoan của mình, Ray xém nữa mất đi công việc, tài sản, gia đình và bạn bè.

Tất nhiên, ông đã tự mình bước ra khỏi đống tro tàn, sự việc lần này cũng dạy cho ông không nên quá tự tin, phải nhìn thấy cái sai của mình và sửa chữa để tiến bộ hơn trong cuộc sống. Đôi khi sai lầm cũng chính là cơ hội để chúng ta thay đổi một cách tích cực.

 Nguyên tắc 2: Thực hiện tất cả một cách minh bạch

Năm 1993, Ray Dalio tự tin rằng ông sẽ thanh lọc mọi thứ và giúp Bridgewater hoạt động “mượt mà” hơn. Vào một ngày mùa đông lạnh giá, ba giám đốc điều hành cấp cao, trong đó có CIO Bob Prince, đã hẹn gặp Ray và đưa cho ông một bức thư trước cuộc họp.

Nội dung của nó nói rằng, tuy rằng Ray đã làm rất tốt nhưng xét về cơ bản, hành động của ông lại trông giống một kẻ khờ. Họ nói rằng, phát ngôn và hành động của ông làm cho nhân viên cảm thấy họ bất tài, không quan trọng, bị coi thường, choáng ngợp, bị áp bức hay thậm chí là tồi tệ.

Nguyên tắc thứ 2 của Ray Dalio

Nguyên tắc thứ 2 của Ray Dalio

“Nếu bạn không hòa hợp được với ai đó, bạn cảm thấy bất đồng quan điểm, nên dừng lại, quên chuyện đó đi và tiến đến một mức độ cao hơn. Sau đó hãy nói chúng ta nên nói chuyện với nhau như thế nào? Tiền đề của chúng ta là gì? Quy tắc và hoạt động ra sao và tại sao lại như vậy?.

Ray giải thích thêm: Sau đó, hãy trở lại với những ý kiến bất đồng, tuân thủ các giao thức về cách mà bạn nên đối xử với họ.

Với bất cứ tình huống nào, gấp gáp đến đâu, văn hóa doanh nghiệp là điều cần được giữ vững và chiếm ưu thế nhất. Đối với những vấn đề liên quan đến sự phân biệt trong doanh nghiệp chưa được giải quyết tuyệt đối sẽ có thêm nhiều vấn đề phát sinh.

Do đó, hãy vạch những giới hạn, tiêu chuẩn cho việc giải quyết minh bạch các vấn đề dù trong trường hợp nào.

Vì vậy, nguyên tắc minh bạch tất cả của Ray Dalio sẽ là cách gỡ nút thắt vấn đề hiệu quả. Có nghĩa là bạn hãy vạch ra giới hạn và hành động một cách khôn ngoan hơn.

Nguyên tắc 3: Thói quen ra quyết định căn cứ vào độ tin cậy

Để có được những quyết định chính xác, bạn cần khám phá những thành kiến ​​của chính mình và tạo ra một bản đồ thực tế đúng đắn. Tóm lại, hay luôn thu thập thông tin có căn cứ về cách thế giới vận hành và đạt được những mục tiêu quan trọng của bạn.

Một trong những mẹo cần thiết của Ray Dalio để nâng cấp những bản đồ này một cách dễ dàng và hiệu quả là tìm kiếm những người đáng tin tưởng nhất, những người không đồng ý với bạn.

Chìa khóa chính của sự thành công là thừa nhận rằng bạn không phải lúc nào cũng là có những ý tưởng hay nhất dành cho mình. Ray đã thuê và tham khảo quan điểm của những ai không đồng ý với anh ta.

Xây dựng thói quen đưa ra quyết định sau khi có căn cứ và độ tin cậy

Xây dựng thói quen đưa ra quyết định sau khi có căn cứ và độ tin cậy

Đến khi nào bạn cảm thấy có thể hoàn toàn thoải mái với việc biết lắng nghe ý kiến của người khác và đánh giá một cách thực tế. “Tôi chỉ muốn chính xác, tôi không để tâm dù đó là câu trả lời chính xác đến từ tôi”, Ray nói.

Để phát triển, đòi hỏi các thành viên thuộc Bridgewater phải thẳng thắn tuyệt đối với nhau. Ray bắt đầu tạo ra “Nguyên tắc làm việc” cho doanh nghiệp, đưa ra những quy trình chia sẻ quan điểm một cách thoải mái, tự do thảo luận và bỏ phiếu những điều tốt nhất cho nhân viên.

Giám đốc điều hành của một vài doanh nghiệp startup, Marcel Muenster, đã phân tích phong cách lãnh đạo của Ray và nói rằng: “Năng lực tìm ra câu trả lời chính xác nhất của Ray, thậm chí là dù nó đến từ nơi khác, là điều chủ chốt dẫn đến thành công của anh ấy”.

Muenster nói thêm: “Không nên chỉ đưa ra quyết định dựa theo quan điểm riêng của bạn, hãy cởi mở và lắng nghe quan điểm của những người hiểu biết hơn. Trí tuệ tập thể của bạn và những người xung quanh bạn sẽ giúp bạn có những quan điểm đúng đắn hơn.”

Nguyên tắc 4: Tận dụng chế độ nhân tài theo sự sáng tạo và mọi người nên có sự kết nối

Dù là doanh nghiệp, tổ chức nào thì những thành viên sẽ có những suy nghĩ, quan điểm khác biệt.

Những người có năng lực khác nhau sẽ suy nghĩ theo những cách khác nhau. Nhưng điều này không đồng nghĩa với việc những người khác yếu hơn, điều đó mang ý nghĩa là mọi chúng ta đều có những món quà mà thượng đế ban tặng và điểm yếu trong những thứ như sự sáng tạo, kỹ năng con người, ý thức chung và sự quan tâm đến chi tiết.

Ray Dalio đã tự tạo ra doanh nghiệp riêng cho mình, Bridgewater như một hệ sinh thái khác biệt đã tồn tại và phát triển trong nhiều năm. Đây là nơi mà các thành viên thoải mái với nhau về điểm mạnh, điểm yếu, biết lắng nghe và vì sự phát triển của bản thân là trên hết.

Ông ấy cũng đảm bảo rằng các thành viên trong nhóm đánh giá lẫn nhau. Cân nhắc tất cả những điều này, Ray Dalio cũng nhấn mạnh vào ý tưởng về chế độ nhân tài sáng tạo, tức là mọi sáng tạo của các thành viên phải nhận được sự khen ngợi, công nhận và tin tưởng cần thiết khi đã thực hiện sự cởi mở và minh bạch, đặc biệt là minh bạch tuyệt đối.

Nguyên tắc 5: Làm việc vì bản thân và đừng chỉ làm khi người khác yêu cầu

Nguyên tắc cuối cùng chính là tính tự giác

Nguyên tắc cuối cùng chính là tính tự giác

Ray Dalio chỉ ra rằng anh ấy thực sự không thích đi học khi còn nhỏ. Điều này là do Ray không thể tìm ra bất cứ sự áp dụng thực tế nào của các lý thuyết được dạy trong trường lớp.

Vì vậy, Ray Dalio quyết định tìm kiếm thành công theo cách riêng của anh. Đầu tiên là quyết định làm việc vì bản thân. Các bạn có thể thấy, ngay từ đầu anh ấy đã làm những công việc lặt vặt như cắt cỏ, phụ hồ và giao báo để kiếm tiền nuôi sống chính mình.

Vào năm 12 tuổi, anh mua cổ phiếu đầu tiên trên thị trường chứng khoán. Ngay từ lúc nhỏ, Ray đã biết rằng bất cứ điều gì anh đặt ra đều có thể đạt được bằng sự chăm chỉ.

“Nếu bạn mơ ước trở thành một doanh nhân thành đạt, một nhà lãnh đạo hay bất cứ điều gì, bạn không thể đạt được nếu như bạn không lắng nghe trái tim mách bảo và làm việc vì bản thân của mình”.

Học tập triết lý đầu tư của Ray Dalio

Triết lý đầu tư của huyền thoại đầu tư Ray Dalio là gì?

Triết lý đầu tư của huyền thoại đầu tư Ray Dalio là gì?

Dalio điều hành công việc kinh doanh của mình căn cứ vào một bộ nguyên tắc mà ông đã tạo ra, những nguyên tắc mà ông tin chắc rằng mọi người nên viết ra và sử dụng trong thời điểm đưa ra quyết định của mình.

Biết rằng các mối quan hệ nhân quả cơ bản luôn tồn tại trong thực tế phức tạp và nó là chìa khóa dẫn đến thành công và việc tháo gỡ các nút thắt trong các mối quan hệ là cách hiệu quả nhất để có được các quyết định giao dịch và đầu tư đúng đắn.

Sau đây là những triết lý đầu tư quan trọng mà Ray Dalio đã đúc kết từ kinh nghiệm chiến trường của mình:

  • Yếu tố chủ chốt là phải không ngừng học hỏi những điều mới mẻ trong cuộc sống, làm quen với hiện thực mới và phát triển khả năng quản lý thực tế.
  • Thế giới và những thị trường, vận hành như một cỗ máy, dù thực tế có khó khăn như thế nào thì cũng đều đến từ mối quan hệ nhân quả.
  • Lịch sử có xu hướng lặp lại, xoay vòng. Tuy rằng có thể có sự khác biệt, nhưng việc xem xét kỹ các mối quan hệ nhân quả đằng sau các sự kiện trong quá khứ có thể giúp chúng ta hiểu điều gì đang diễn ra và phát triển các kế hoạch để đối phó với các sự kiện trong quá khứ có thể xảy ra một lần nữa.
  • Thành công hay không sẽ căn cứ vào việc áp dụng các nguyên tắc nhất định, biết đương đầu với khó khăn và không né tránh.
  • Làm việc với những người khác và xây dựng văn hóa tích cực là một điều quan trọng và nhanh chóng nhất để tiến tới thành công.
  • Giải quyết khoảng trống kiến thức là điều cần nên được ưu tiên trước sử dụng kiến thức đã thu thập được.

Bên cạnh những triết lý này, cũng cần đề cập đến nguyên tắc của Ray Dalio và điều cốt lõi dẫn đến thành công của Bridgewater. Tổ chức tuân thủ khái niệm “quản lý ưu tú lý tưởng”.

Đặc biệt chú ý đến điều gì làm nên sự thành công của Bridgewater

Đặc biệt chú ý đến điều gì làm nên sự thành công của Bridgewater

Nói cách khác, những sáng kiến tốt nhất sẽ chiếm ưu thế, kể cả chúng xuất phát từ đâu trong hệ thống phân cấp của nhân viên. Tuy rằng ai cũng đều có quyền gia nhập vào cuộc trò chuyện, nhưng mọi người thường có xu hướng coi trọng ý kiến ​​của những người có chuyên môn hơn về chủ đề đang được nói đến.

Một khái niệm khác là trung tâm trong nguyên tắc của Ray Dalio và văn hóa của Bridgewater là quan điểm về “sự minh bạch tuyệt đối”. Điều này bao gồm ghi lại và công khai tất cả các cuộc họp và phỏng vấn trong doanh nghiệp, hạn chế khả năng chính trị văn phòng trở thành thù hận bằng lời nói, bất đồng bí mật và các chương trình nghị sự tranh cãi.

Theo suy nghĩ của Ray Dalio, sự minh bạch tuyệt đối này tạo ra một môi trường hoàn toàn trung thực, và sự thoải mái và trung thực là những yếu tố chính dẫn đến thành công của một tập thể.

Với Ray Dalio là ai ngày hôm nay, các bạn đã biết thêm một huyền thoại đầu tư tài ba và là nguồn cảm hứng để các bạn có thể nỗ lực hơn trong quá trình đầu tư của mình. Ray Dalio nổi tiếng với những nguyên tắc đầu tư vượt trội và là nhà sáng lập quỹ phòng hộ Bridgewater Associates, một trong những doanh nghiệp hàng đầu hiện nay. Hy vọng thông qua bài viết này, các bạn sẽ xây dựng được cho mình những chiến lược giao dịch hiệu quả.

Tham khảo thêm:

Thông tin về huyền thoại Jim Simons và sự ra đời của quỹ Medallion

Những lời khuyên đầu tư của huyền thoại trader Philip Fisher

Rate this post
Trang Thái Hùng - tác giả của ForexDictionary

Tôi là Trang Thái Hùng – tác giả của những bài viết trên ForexDictionary, với kinh nghiệm hơn 5 năm trong lĩnh vực đầu tư tài chính tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc các kiến thức mà tôi đã tích luỹ được, vững kiến thức chọn được nơi đầu tư an toàn lợi nhuận khủng không còn là chuyện quá khó.

Các bài viết liên quan