Chỉ số ROA (Return On Assets) được sử dụng để đánh giá khả năng sinh lời của công ty trên mỗi đồng tài sản. Nếu như nhà giao dịch hiểu được chi tiết thông tin về chỉ số ROA là gì? Họ sẽ nắm được tình hình tài chính của mỗi doanh nghiệp và có quyết định đầu tư thông minh, an toàn. Tuy nhiên, việc hiểu rõ về chỉ số ROA đòi hỏi sự cân nhắc kỹ lưỡng và cần theo dõi dưới nhiều góc nhìn khác nhau. Nếu muốn biết thêm về ROA thì theo dõi bài viết nhé!

ROA là gì?

Chỉ số ROA (Return On Assets) là chỉ số thể hiện giá trị hiệu suất của lợi nhuận ròng trên tổng tài sản. Hiểu đơn giản, nó là thước đo của về khả năng sinh lời của công ty trên mỗi đơn vị tài sản.

ROA - Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản doanh nghiệp

ROA – Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản doanh nghiệp

ROA thể hiện tiềm năng sinh lời của từ vốn đầu tư và tài sản của doanh nghiệp. Mỗi một công ty đều hiển thị một chỉ số ROA khác nhau, điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: vốn đầu tư, lĩnh vực kinh doanh,… Vì vậy, nhà đầu tư cần cẩn thận khi so sánh chỉ số ROA giữa các doanh nghiệp khác. Nếu như muốn đánh giá chỉ số ROA của các công ty, các nhà đầu tư nên so sánh giữa các công ty cùng ngành và phát triển trong cùng điều kiện thị trường. Tốt hơn hết là nên so sánh giữa chỉ số ROA của các công ty qua mỗi năm để nhìn nhận được tổng quan nhất.

Cần phải nhấn mạnh rằng, tài sản của công ty đến từ vốn chủ sở hữu lẫn vốn vay. Cả hai nguồn vốn này đều ảnh hưởng đến ROA, biểu thị lợi nhuận được tạo ra từ số vốn đầu tư. Một ROA cao cho thấy công ty đang tạo ra lợi nhuận lớn hơn đối với mỗi đơn vị đầu tư, điều này được coi là một dấu hiệu tích cực về hiệu suất tài chính của công ty.

Ví dụ: Xem xét trường hợp của hai công ty A và B để thấy rõ ảnh hưởng của ROA. Công ty A báo cáo tài chính thu nhập ròng là 20/100 tỷ đồng tổng tài sản. Điều này cho thấy tỷ lệ ROA là 20%. Trong khi đó, công ty B cũng có thu nhập 20 tỷ đồng, nhưng tổng tài sản chỉ là 50 tỷ đồng, chỉ số ROA sẽ được nâng cao lên thành 40%. Dù cả hai công ty đều có mức lợi nhuận 10 tỷ đồng, nhưng công ty B thể hiện sự hiệu quả hơn trong việc sử dụng tài sản.

Ngoài ra, nhà đầu tư cũng cần quan tâm đến tỷ lệ lãi suất đến từ các khoản vay của công ty.

Nếu công ty phát sinh lợi nhuận cao hơn so với số tiền góp vốn, đây là một dấu hiệu đầy cảnh báo. Ngược lại, nếu ROA vượt qua chi phí vay, đây là tín hiệu rõ ràng nhất cho thấy công ty đang sử dụng đòn bẩy tài chính hiệu quả.

Do đó, những lãnh đạo đứng đầu công ty thường sử dụng ROA để tìm hiểu tỷ lệ lợi nhuận nhận về trên tổng tài sản, giúp họ đánh giá xem chiến lược kinh doanh của mình có đang hiệu quả hay không?

Điểm mạnh và điểm yếu khi sử dụng chỉ số ROA

Điểm mạnh

Cách tính chỉ số ROA không hề phức tạp như nhiều người vẫn nghĩ. Nếu biết cách sử dụng, đây sẽ là công cụ hữu ích đối với những nhà đầu tư còn non kinh nghiệm. Nhờ vào việc tìm hiểu ROA là gì và biết cách áp dụng nó thông minh, người dùng có thể đánh giá hiệu suất kinh doanh của doanh nghiệp và biết được bộ máy kinh doanh đang hoạt động như thế nào?

Điểm yếu

Nếu chỉ dựa vào chỉ số ROA, nhà đầu tư sẽ không thể đánh giá thị trường một cách khách quan nhất. Bởi chỉ số này chỉ cho thấy một phần của bức tranh thị trường chứ không phải toàn bộ tình hình tài chính của công ty. Nếu muốn đưa ra quyết định đầu tư đầy chiến lược và chính xác nhất, Traders nên sử dụng ROE cùng các chỉ số khác để xác định nhiều tín hiệu tiềm năng trong thị trường.

ROA không hiệu quả nếu sử dụng với những doanh nghiệp không cùng lĩnh vực hoạt động. Ví dụ, trong khía cạnh bảo hiểm hoặc ngân hàng, ROA chỉ cần cán qua mốc 2% là đã được hiểu là hoạt động hiệu quả. Tuy nhiên, trong lĩnh vực công nghiệp nặng, chỉ số ROA hiệu quả phải từ 10% trở lên.

Lưu ý: Lợi nhuận của doanh nghiệp thường thay đổi nhanh chóng theo thời gian. Chính vì vậy mà chỉ số ROA trong ngắn hạn không phản ánh được chính xác hiệu quả kinh doanh cả doanh nghiệp. Vì vậy để có được tỷ số chính xác nhất, các nhà đầu tư nên theo dõi chỉ số này trong dài hạn. Bên cạnh đó, người dùng cũng cần nhớ rằng chỉ số ROA có thể tăng đột ngột khi doanh nghiệp sử dụng các mánh khóe để tìm kiếm sự chú ý của các nhà đầu tư.

Công thức chuẩn để xác định chỉ số ROA

Cách tính chỉ số ROA không khó khăn và chỉ cần dựa vào hai số liệu: Lợi nhuận sau thuế và giá trị toàn bộ tài sản công ty. Chỉ cần biết tính toán cẩn thận, nhà giao dịch có thể xác định được chỉ số ROA chính xác. Công thức tính ROA cụ thể như sau:

Công thức xác định ROE dựa vào Lợi nhuận sau Thuế và toàn bộ tài sản doanh nghiệp

Công thức xác định ROE dựa vào Lợi nhuận sau Thuế và toàn bộ tài sản doanh nghiệp

Trong đó:

  • Lợi nhuận sau thuế: Để chính xác nhất, thông tin này nên lấy từ bảng báo cáo tài chính cuối năm của doanh nghiệp. Cụ thể, lợi nhuận sau thuế được tính bằng cách lấy tổng lợi nhuận trừ cho tổng chi phí và thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN).
  • Tổng tài sản: Chỉ tiêu thể hiện tổng giá trị của toàn bộ tài sản mà doanh nghiệp sở hữu tại một thời điểm lập báo cáo tài chính cuối năm. Những yếu tố cấu thành tổng tài sản bao gồm: tiền, tài sản tương đương tiền, những khoản thu bắt buộc, đầu tư tài chính, tài sản cố định, hàng tồn kho, bất động sản đầu tư,….
  • Chỉ số ROA được tính theo đơn vị phần trăm, đánh giá khả năng sinh lời trên mỗi đơn vị tài sản của doanh nghiệp.

Để có cái nhìn rõ hơn về chỉ số ROA, Traders có thể tham khảo ví dụ sau đây: Giả sử công ty X trong năm 2021 ghi nhận lợi nhuận sau thuế là 2 tỷ đồng. Tổng giá trị tài sản công ty ghi nhận trong năm 2021 là 22 tỷ đồng.

Áp dụng công thức tính ROA bài viết đã chia sẻ phía trên, kết quả chỉ số ROA là 9,09% (2 tỷ / 22 tỷ x 100%). Giá trị này cho biết công ty X đang có khả năng sinh lời tương đối tốt, kiếm được khoản lợi nhuận 9,09% trên mỗi đơn vị tài sản đầu tư.

Ý nghĩa của ROA (Return On Assets) đối với từng đối tượng cụ thể

Chỉ số ROA là thước đo quan trọng trong thị trường giao dịch, mang lại giá trị cơ hội lớn đối với nhiều đối tượng đầu tư. Ý nghĩa của từng đối tượng đối với chỉ số ROA như sau:

Đối với nhà quản lý doanh nghiệp

Thông qua chỉ số ROA, những nhà quản lý doanh nghiệp sẽ biết được mức đầu tư cần thiết và dự kiến lợi nhuận ròng có thể đạt được. Chỉ số ROA tăng nghĩa là doanh nghiệp đang tận dụng tài sản đầu tư hiệu quả, tăng khả năng sinh lời.

Ngoài ra, nhờ vào chỉ số ROA mà doanh nghiệp cũng đưa ra những chiến lược kinh doanh đầy tính cạnh tranh. Nếu so sánh chỉ số ROA cùng các công ty chung lĩnh vực và có điều kiện phát triển khác nhau, các nhà đầu tư sẽ thấy được bức tranh tương quan nhất giữa thị trường doanh nghiệp. Khi ROA cao, doanh nghiệp đang phát triển tốt, các nhà lãnh đạo nên duy trì chiến lược kinh doanh hiện tại. Ngược lại, với ROA thấp, ban lãnh đạo công ty cần điều chỉnh chiến lược kinh doanh nhanh chóng để đảm bảo sự hiệu quả. Chỉ số ROA là một công cụ hữu ích giúp doanh nghiệp định hình và tối ưu hóa chiến lược kinh doanh của mình.

Đối với Traders

Khi các nhà đầu tư nghiên cứu và lựa chọn cổ phiếu đem lại hiệu suất cao, hãy xem xét chỉ số ROA để đưa ra quyết định. Với những công ty cùng lĩnh vực, việc so sánh chỉ số ROA với các công ty là một trong những tiêu chí quan trọng. Khi chỉ số ROA tăng cao đồng nghĩa với việc khả năng sinh lời tốt hơn. Cũng vì vậy mà giá trị cổ phiếu cũng sẽ tăng lên không ít.

Ngoài ra, để đánh giá hiệu suất hiện tại của doanh nghiệp, các Trader cũng nên xem xét và so sánh chỉ số ROA trong thời gian trước đây. Điều này giúp nhà đầu tư nhận biết sự ổn định và xu hướng hoạt động kinh doanh của công ty. Từ đây, các nhà đầu tư có cơ sở để đưa ra quyết định đầu tư thông tin và đúng đắn.

Đối với ngân hàng

ROA có thể được coi như một bức tranh tóm tắt tình hình tài chính tổng thể của một công ty. Bằng cách sử dụng tỷ lệ ROA, các ngân hàng sẽ dễ dàng đánh giá rủi ro và tính ổn định của doanh nghiệp. Từ đó đưa ra quyết định cung cấp vốn một cách linh hoạt, hiệu quả.

Giá trị tối ưu của chỉ số ROA là bao nhiêu?

Trong lĩnh vực kinh doanh trái ngành

Đặc trưng về tài sản trong mỗi lĩnh vực kinh doanh sẽ khác biệt với nhau. Chẳng hạn, trong một số ngành đặc thù, khi công ty sở hữu tài sản cố định lớn, chỉ số ROA sẽ có xu hướng giảm xuống. Ngược lại, đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ và truyền thông, ROA được thể hiện với giá trị cao hơn vì tài sản cố định không đáng kể. Vì vậy, để có cái nhìn chính xác, việc so sánh chỉ số ROA giữa các công ty cùng ngành là điều không thể thiếu.

Chỉ số ROA của các doanh nghiệp khác lĩnh vực

Chỉ số ROA của các doanh nghiệp khác lĩnh vực

Nhìn vào bảng dữ liệu, ta thấy rằng ba công ty thuộc ba ngành kinh doanh khác nhau sẽ có các chỉ số ROA tương ứng hoàn toàn khác biệt. Điều này là do tính chất đặc thù của từng ngành, khiến các nhà đầu tư không thể xác định được năng lực quản lý của các công ty khác lĩnh vực.

Đánh giá dựa vào chỉ số trung bình ROA lĩnh vực cùng ngành

Traders có thể dựa vào chỉ số trung bình Return on Assets của ngành để đánh giá năng lực hoạt động của một doanh nghiệp cụ thể. Nếu chỉ số ROA của doanh nghiệp thấp hơn so với mức trung bình ngành, điều này là dấu hiệu nói rằng công ty đang gặp quản lý tài sản thiếu hiệu quả. Ngược lại, nếu ROA cao hơn mức trung bình ngành, điều này cho thấy doanh nghiệp đang sở hữu chiến lược quản lý tài sản đầy hiệu quả và có tiềm năng sinh lời cao.

So sánh chỉ số ROA với giá trị trung bình

So sánh chỉ số ROA với giá trị trung bình

Dựa vào bảng thông tin trên, các nhà đầu tư có thể thấy được giá trị ROA trung bình của lĩnh vực nguyên vật liệu xây dựng là 3,84%. Trong trường hợp của Công ty Cổ phần Xi măng Bỉm Sơn, chỉ số ROA của họ là 3,5%, thấp hơn mức trung bình ngành. Từ đây có thể kết luận rằng chiến lược quản lý tài sản của doanh nghiệp cần phải cải thiện. Trái lại với công ty Bỉm Sơn, công ty Cổ phần Xi măng Hetian 1 hiển thị chỉ số ROA là 5,98%, cao hơn so với mức trung bình ngành 3,84%. Từ số liệu này, có thể thấy rằng Heitian 1 đang quản lý doanh nghiệp hiệu quả hơn.

So sánh ROA quá khứ

Chỉ số ROA ở tại thời điểm hiện tại đã tăng lên không ít so với thời điểm trước đó. Điều này thể hiện rằng chính sách quản lý tài sản của doanh nghiệp đang ngày càng được cải thiện và mang lại hiệu suất tối ưu nhất. Nếu ROA của doanh nghiệp duy trì ở mức cao và không có xu hướng giảm qua các năm, điều này có thể cho thấy sự hiệu quả trong hệ thống quản lý của doanh nghiệp. Ngược lại, nếu chỉ số ROA vẫn được đánh giá tốt nhưng lại có xu hướng giảm dần qua mỗi năm, đây chính là dấu hiệu cho thấy chính sách đang có những điểm cần cải thiện.

Ví dụ, xem xét công ty Cổ phần Xi măng Bỉm Sơn, chỉ số ROA của họ thể hiện từ năm 2017 đến năm 2020 như sau:

Tìm hiểu chỉ số ROA qua mỗi năm của công ty hoạt động sản xuất xi măng Bỉm Sơn

Tìm hiểu chỉ số ROA qua mỗi năm của công ty hoạt động sản xuất xi măng Bỉm Sơn

Quan sát bảng dữ liệu, nhà đầu tư có thể phân tích chỉ số ROA của Công ty Cổ phần Xi măng Bỉm Sơn trong giai đoạn 4 năm (2017 đến 2020). Năm 2018, chỉ số ROA của ngành là 1,99% – một tăng trưởng đáng kể so với năm 2017 và 2018. Trong đó, chỉ số 2017 và 2018 lần lượt là 1.92% và 0.88%.

Đến năm 2020, chỉ số ROA tiếp tục gia tăng lên 0,51% so với năm 2019. Dữ liệu này cho thấy Công ty Cổ phần Xi măng Bỉm Sơn sở hữu một xu hướng tăng trưởng ổn định hàng năm. Dưới góc độ của các chuyên gia, đây là tin tức tích cực, cho thấy công ty đang hoạt động và có cách phương pháp kinh doanh hiệu quả. Tuy nhiên, để có cái nhìn toàn diện và chính xác nhất về chỉ số ROA, người giao dịch cần xem xét trên nhiều góc độ để tiếp cận hoạt động doanh nghiệp một cách cụ thể.

Ví dụ về chỉ số ROA

Ví dụ thực tiễn về chỉ số ROA qua cổ phiếu VNM và FLC

Ví dụ thực tiễn về chỉ số ROA qua cổ phiếu VNM và FLC

ROA của Vinamilk (VNM)

Quan sát bảng dữ liệu về chỉ số ROA của cổ phiếu Vinamilk (VNM), có thể thấy rằng chỉ số ROA luôn duy trì ở mức lớn hơn 25% trong nhiều năm liền, từ năm 2013 đến 2016. Những con số này rõ ràng thể hiện rõ ràng hiệu suất quản lý tài sản của VNM trong những năm gần đây là chính xác và đúng đắn. Đó cũng chính là lý do vì sao giá trị cổ phiếu Vinamilk liên tục tăng trong những năm thuộc thập kỷ 2013. Với những con số như vậy, có thể kết luận rằng cổ phiếu VNM có thể sinh lời lâu dài, thích hợp cho đầu tư dài hạn.

Bên cạnh cổ phiếu VNM, những cổ phiếu khác như: TCT, WCS, HPG, FPT,.. cũng là những cái tên sở hữu chỉ số ROA tương đối cao. Tiềm năng sinh lời của những cổ phiếu này đặc biệt tiềm năng. Quan trọng là Traders cần xem xét nên mua vào cổ phiếu nào với số lượng bao nhiêu để phù hợp nhất.

Dữ liệu phần trăm ROA của Vinamilk trong 2013 - 2016

Dữ liệu phần trăm ROA của Vinamilk trong 2013 – 2016

ROA của FLC

Chỉ số ROA của FLC luôn dao động dưới mức 7,5%, điều này cho thấy năng lực hoạt động của FLC không đạt được kết quả như mong đợi. Ngoài ra, những cổ phiếu như: ROS, ART, HAI, KLF,… đều thuộc danh mục cổ phiếu lướt sóng mà không phải cổ phiếu dài hạn. Chình vì vậy mà nó không phải bến đỗ phù hợp đối với các nhà đầu tư đang tìm kiếm sự dài hạn và ổn định trong giao dịch.

Chỉ số ROA của FLC có sự tăng trưởng không ổn định qua mỗi năm

Chỉ số ROA của FLC có sự tăng trưởng không ổn định qua mỗi năm

Làm sao để áp dụng chỉ số ROA trong giao dịch hiệu quả?

Khi muốn đầu tư vào một cổ phiếu của doanh nghiệp cụ thể, nhà giao dịch nên xem xét hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp qua nhiều khía cạnh khác nhau. Năng lực hoạt động của công ty sẽ được thể hiện rõ ràng thông qua chỉ số ROA cũng như các chỉ số khác, điển hình như ROS, ROE,…

Trước tiên, nếu muốn biết được doanh nghiệp đang sở hữu chỉ số ROA là bao nhiêu, các nhà đầu tư cần dựa vào công thức tính ROA để xác định được chỉ số hiện tại. Kèm theo đó, Traders cũng xem xét là chỉ số ROA trước đây để thực hiện so sánh sự thay đổi tăng giảm của chỉ số qua mỗi năm.

Để đánh giá chỉ số ROA một cách chính xác, Traders nên xác định được lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp. Như đã nói trước đó, loại hình kinh doanh khác nhau cũng sẽ có cơ cấu tài sản khác nhau. Vì vậy mà để thấy được sự tương quan nhất, các nhà đầu tư nên xác định những doanh nghiệp chung lĩnh vực, tiến hành xác định chỉ số ROA hiện tại của từng công ty và so sánh với giá trị trung bình.

ROA và ROE có mối quan hệ tương quan như thế nào?

Tìm hiểu mối liên kết giữa hai chỉ số quan trọng ROE và ROA là điều đặc biệt quan trọng nếu muốn đánh giá chính xác tình hình hiện tại của doanh nghiệp. Đối với hai chỉ số này, Traders có công thức xác định đòn bẩy như sau:

Đòn bẩy tài chính = Chỉ số ROA / Chỉ số ROE = Tổng tài sản / Vốn chủ sở hữu.

Chỉ số ROA và ROE đều phản ánh hiệu suất kinh doanh của doanh nghiệp

Chỉ số ROA và ROE đều phản ánh hiệu suất kinh doanh của doanh nghiệp

Nhờ vào công thức tính đòn bẩy tài chính mà các nhà đầu tư cũng như các lãnh đạo doanh nghiệp sẽ biết được năng lực sử dụng vốn của doanh nghiệp đã hiệu quả hay chưa? Bởi đòn bẩy tài chính chính là công cụ hữu ích để Traders hiểu rõ hơn về cấu trúc nguồn vốn của doanh nghiệp.

Nếu hệ số đòn bẩy tài chính cao, cho thấy doanh nghiệp đang phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn ngoại vi để duy trì hoạt động kinh doanh. Ngược lại, hệ số đòn bẩy thấp chỉ ra rằng doanh nghiệp đang sử dụng vốn chủ sở hữu nội tại của công ty để duy trì và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Chỉ số đòn bẩy thấp thể hiện sự tích cực của doanh nghiệp trong việc quản lý tài chính và hoạt động kinh doanh.

Lưu ý nên nhớ khi sử dụng ROA để đánh giá doanh nghiệp

Khi đánh giá doanh nghiệp qua chỉ số ROA, các nhà đầu tư cần chú ý đến các điều sau:

  • Đảm bảo rằng các giá trị hiển thị trên báo cáo tài chính và kết quả kinh doanh được doanh nghiệp công bố là đáng tin cậy. Sự chắc chắn trong số liệu là yếu tố quyết định để nhà đầu tư có thể xác định được chỉ số ROA chính xác nhất.
  • Mỗi ngành nghề sẽ có các tiêu chí và yếu tố khác nhau để đánh giá chỉ số ROA. Do đó, không thể so sánh trực tiếp giữa các doanh nghiệp khác ngành. Bởi một chỉ số ROA được coi là tốt ở ngành này có thể không tốt trong ngành khác.
  • Nếu ROA của một doanh nghiệp có xu hướng tăng dần qua mỗi năm. Đây là một tin tức tích cực, phù hợp để Traders đầu tư. Ngược lại, sự biến động lớn về chỉ số ROA trong mỗi doanh nghiệp có thể là dấu hiệu cho thấy bạn phải đánh giá doanh nghiệp kỹ lưỡng hơn trước khi quyết định đầu tư.
  • Để đánh giá một cách toàn diện, nhà đầu tư nên sử dụng đồng thời chỉ số ROA với các chỉ số khác như ROE (Return on Equity), ROS (Return on Sales) và đòn bẩy tài chính (ROA/ROE). Sự kết hợp này giúp nhìn nhận mối quan hệ giữa lợi nhuận, tài sản, và vốn chủ sở hữu một cách chi tiết nhất.

Kết luận

Chỉ số ROA được biết là công cụ quan trọng giúp nhà đầu tư và các lãnh đạo doanh nghiệp chiến lược hóa quyết định đầu tư của mình. Việc hiểu rõ ROA là gì và các tính chất của nó là điều quan trọng để đánh giá doanh nghiệp chính xác nhất. Tuy nhiên, nếu chỉ sử dụng chỉ số ROA thôi là chưa đủ. Nhà giao dịch nên kết hợp nó cùng nhiều công cụ thị trường khác để có được cơ sở đầu tư toàn diện. Chỉ khi áp dụng ROA chính xác, Traders mới có thể sử dụng được toàn bộ tiềm năng của chỉ số này trong các chiến lược đầu tư của bản thân.

Rate this post
Trang Thái Hùng - tác giả của ForexDictionary

Tôi là Trang Thái Hùng – tác giả của những bài viết trên ForexDictionary, với kinh nghiệm hơn 5 năm trong lĩnh vực đầu tư tài chính tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc các kiến thức mà tôi đã tích luỹ được, vững kiến thức chọn được nơi đầu tư an toàn lợi nhuận khủng không còn là chuyện quá khó.

Các bài viết liên quan